NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG CÔNG TÁC PCCC CHO NHÀ Ở, HỘ GIA ĐÌNH

By , 26/05/18

Phòng cháy chữa cháy là công việc vô cùng quan trọng, hậu quả mà hỏa hoạn gây ra là những mất mát to lớn về người và tài sản, nếu không có biện pháp, giải pháp hiệu quả để phòng tránh, hạn chế kịp thời đám cháy xảy.

Đặc biệt trong tình hình hiện nay cháy, nổ diễn ra hết sức phức tạp đối với nhà ở, hộ gia đình. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự cố về điện và bất cẩn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt như: tự ý câu, móc thêm các thiết bị tiêu thụ điện ngoài thiết kế ban đầu, đấu nối dây dẫn tự ý, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật điện, đường dây dẫn điện không được kiểm tra, thay thế kịp thời, không ngắt điện bàn là, tủ lạnh, máy vi tính… khi đun nấu không tắt bếp trước khi ra khỏi nhà.


Một số hình ảnh  gây ra cháy

Nhằm đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với nhà ở, hộ gia đình cần lưu ý một số nội dung sau:

1. Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà gây mất an toàn phòng cháy chữa cháy.

2. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải đảm bảo kín tránh dẫn đến cháy nổ, thiếu an toàn phòng cháy chữa cháy.

3. Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan. Những vật liệu dễ bắt lửa gây ra nguy cơ cao đối với toà nhà, khu dân cư. Do đó, phải đảm bảo hệ thống phòng cháy chữa cháy hoạt động trơn tru và hiệu quả

4. Lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện tiêu thụ điện công suất lớn, không để hàng hóa dễ cháy gần hệ thống điện như: bóng điện, ổ cắm, cầu dao. Việc bố trí các thiết bị, hàng hoá nhằm tránh gây ra cháy nổ là một yêu cầu cơ bản của hệ thống phòng cháy chữa cháy.

5. Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện. Cần lưu ý, những thiết bị, dụng cụ dành cho các đối tượng này cần được tuỳ chỉnh cho phù hợp để đạt hiệu quả sử dụng cao, an toàn cháy nổ.`

6. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên ban thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

7. Khi sử dụng gas cần lưu ý: Khóa van bình gas trước, sau đó mới khóa van bếp, tránh trường hợp chỉ khóa van bếp mà quên khóa van bình gas. Khi ngửi thấy mùi khí ngay lập tức cảnh báo cho mọi thành viên trong gia đình biết, tuyệt đối không bật công tắc điện, hay bất cứ dụng cụ, thiết bị nào có phát sinh tia lửa mà nhanh chóng mở tất cả các cửa để thông gió; kiểm tra cụm van, bình gas, đường ống xác định vị trí rò rỉ bằng nước xà phòng. Cố định tạm thời vị trí rò rỉ hoặc tháo dây dẫn gas và mang bình ra nơi thoáng gió và thông báo cho nhà cung cấp gas hoặc đơn vị phòng cháy chữa cháy để xử lý

8. Trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải tắt hết tất cả thiết bị điện không cần thiết.

9. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng nên trang bị thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

10. Cửa có nhiều khóa nên sử dụng các loại khóa kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khóa dễ thấy, dễ lấy.

11. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có nhiều biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.

12. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ như búa, rìu, kiềm cộng lực để tạo lối thoát nạn. Không bố trí đồ vật cản trở đường lối, cửa thoát nạn.

13. Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra để thoát nạn an toàn khi cháy. Các thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ bản cần được người dân chú ý, quan tâm. Trang bị dụng cụ chứa nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy khí CO2 và bột khô, đồng thời hướng dẫn cho mọi người trong gia đình phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

14. Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho lực lượng cảnh sát PCCC 114 đồng thời sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu cứu chữa. Hệ thống phòng cháy chữa cháy tại chỗ chỉ có thể hỗ trợ chữa cháy ban đầu, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp sẽ đảm bảo đám cháy được khống chế tốt.

(Theo CS PCCC)

Bài viết nổi bật

PCCC: Bảo hiểm cháy nổ chung cư: Bắt buộc vẫn thờ ơ

19/11/18

PCCC: Bảo hiểm cháy nổ chung cư: Bắt buộc vẫn thờ ơ

Kinhtedothi – Bảo hiểm cháy nổ (BHCN) bắt buộc là một phương án hiệu quả nhằm khắc phục và ổn định đời sống của người dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN khi không may sự cố cháy nổ xảy ra. Tuy nhiên, thực tế, tại nhiều tòa nhà chung cư, […]

Đọc tiếp
Phòng cháy 3S nhận thi công PCCC tại Hà Nội và các quận huyện tỉnh thành lân cận

07/11/18

Phòng cháy 3S nhận thi công PCCC tại Hà Nội và các quận huyện tỉnh thành lân cận

Phòng cháy 3S nhận thi công PCCC tại Hà Nội và các quận huyện tỉnh thành lân cận Phòng cháy 3S nhận thi công phòng cháy chữa cháy, thiết kế, tư vấn, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy (pccc) tốt nhất trong hạng mục về cơ điện, pccc, an ninh cho các tòa […]

Đọc tiếp
Những sai lầm khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy

07/09/18

Những sai lầm khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy

Những sai lầm khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy  Ngày đăng : 14:29:26 31-10-2016 Hệ thống phòng cháy chữa cháy là hệ thống quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ chung cư, nhà cao tầng, công ty, xưởng sản xuất hiện nay. Hệ thống sẽ có tác dụng chữa […]

Đọc tiếp

LIÊN HỆ BMC

Văn phòng

463/15 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi

Gọi điện - Email

Tel1: 091.316.8088
Tel2: 096.910.9898
Email1: lienhe@phongchaybmc.com
Email2: phongchaybmc@gmail.com